Các nhóm và phong trào khác nhau Chủ_nghĩa_chống_cộng

Ủy ban châu Âu và Liên minh châu Âu

Nghị quyết 1481/2006 của Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE), ban hành ngày 25 tháng 1 năm 2006 trong kỳ họp mùa đông, kêu gọi các nước thành viên "cực lực lên án tội ác của chế độ cộng sản toàn trị". Các nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu ủng hộ nghị quyết này đã đề xuất lấy ngày 23 tháng 8 làm ngày châu Âu-rộng nhớ cho thế kỷ 20 tội phạm Đức Quốc xã và Cộng sản.[12] Kết quả là 99 phiếu ủng hộ; 42 phiếu bác và 12 phiếu trắng.[13]

Tuy nhiên, Nghị quyết 1481đã không giành đủ 2/3 số phiếu cần thiết (chỉ có 153 đại biểu có mặt trên tổng số 317)[14] nên nó không thể thông qua những khuyến cáo cụ thể đối với các nước thành viên trong việc thực hiện nghị quyết này[15]

Các nhóm phát xít

Chủ nghĩa phát xítchủ nghĩa quốc xã dựa trên một cơ sở chống cộng kịch liệt vì họ sợ rằng cách mạng cộng sản giành quyền chính trị và họ đã đặt mục tiêu hủy diệt chủ nghĩa cộng sản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[16][17][18]

Tôn giáo

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo có một lịch sử chống cộng sản. Sách Giáo Lý mới đây nhất của Giáo hội Công giáo viết rằng: "Giáo hội Công giáo đã bác bỏ những tư tưởng vô thần độc tài toàn trị và liên quan trong thời hiện đại của "cộng sản" hay "chủ nghĩa xã hội". Tuy nhiên, quy định hợp lý của thị trường và các sáng kiến kinh tế, phù hợp với một hệ thống các giá trị và các lợi ích chung, là đáng được khen thưởng." [19]

Ngay từ thập niên 1920, Tòa thánh Vatican đã lên án Liên Xô là một "nhà nước vô thần". Năm 1926, Giáo hoàng Piô XI đã cử một linh mục Dòng Tên người Pháp, Michel d'Herbigny, tới Liên Xô để liên hệ với các tổ chức bí mật của giáo hội tại đây[20], kế hoạch này được ví như Con ngựa thành Troia của Vatican dành cho Liên Xô[21]

Ngày 19/3/1937, Giáo hội Công giáo, đứng đầu là Giáo hoàng Piô XI, đã ra một Thông điệp chống Cộng cho toàn thể giáo dân trên thế giới (Divini Redemptoris), trong đó lên án "chủ nghĩa vô thần được lãnh đạo bởi Bolshevik" (Liên Xô)[22]. Các Giáo hoàng kế nhiệm cũng tiếp bước con đường chống cộng quyết liệt của các vị tiền nhiệm.

Ảnh hưởng của Giáo hoàng Gioan Phaolô II đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn "His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time" (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Lịch sử bị che đậy trong Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein và Marco Politi... Việc ông được lựa chọn làm giáo hoàng đã làm cho người dân Ba Lan trở nên cam đảm và làm cho điện Kremli trở nên lo lắng.[23] Cựu lãnh tụ Lech Wałęsa của Công đoàn Đoàn kết nói nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức, Gioan Phaolô II đã luôn kêu gọi mọi người hãy quên nỗi lo sợ, và thức tỉnh đất nước.[24] Thành phố Berlin đã tặng ông một mảnh của bức tường Berlin để cảm ơn ông đã góp phần phá sập bức màn sắt. Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đã viết trong hồi ký mình, những diễn biến ở Đông Âu sẽ không xảy ra nếu không có Gioan Phaolô II[25].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_chống_cộng http://www.nzz.ch/2005/09/01/al/articleD3S1U.html http://www.euractiv.com/en/culture/europe-ponders-... http://www.gio-o.com/LeThiHuePhongVanThiVuVoVanAi2... http://books.google.com/books?vid=ISBN0521446708&i... http://hackvan.com/pub/stig/etext/black-book-of-co... http://www.spiegel.de/panorama/0,1518,349452,00.ht... http://www.cooper.edu/humanities/core/hss3/Blackbo... http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/m... http://www.froes.dds.nl/WILSON.htm http://communistcrimes.org/